LỊCH SỬ HÌNH THÀNH XÃ HOẰNG XUYÊN

Trước khi có người đến định cư khai hoang lập nghiệp thì mảnh đất Hoằng Xuyên ngày nay, chỉ là mảnh đất bồi phù sa của dòng sông Mã, nước lũ luôn luôn tràn qua và hối đông thường gây ngập mặn, cay cỏ, lau, sậy rậm rạp um tùm.

Theo Địa chí văn hóa Hoằng Hóa của PGS. Ninh Viết Giao thì người đầu tiên đến đây để đặt nền móng cho xứ sở nầy là bà con của Ông Phúc Yên Tử, vào trấn thủ đất Phú Ninh  ( Đông thôn ngày nay).

Gia phả họ Đào ở Đông Thôn chép rằng: Vào những năm Thiên Phúc Tiền Lê (980-988) một người làm quan quê xã Bình Lâm, Tổng Yên Thái, huyện Đông Anh, Phủ Đa Phúc, tỉnh Phúc Yên thường gọi là Phúc Yên Tử, tự là Phúc Ninh đi du ngoạn qua, thấy thế đất bằng phẳng cạnh sông Kim Trà có điều kiện làm ăn, đã đứng ra khai khẩn”.

Theo gia phả các dòng họ lớn thì khoảng giữa thế kỷ 16, thời Lê  Mạc rối ren nhiều người là con em của họ Lê, Họ Ninh, họ Phùng, họ Doãn, họ Nguyễn …; từ ngoài Bắc vào từ bút Cương, cầu cách sang Hoằng Xuyên để sinh cơ lập nghiệp đến nay đã hơn 450 năm.

Hoằng Xuyên mới là xã Được hình thành trên cơ sở sáp nhập giữa xã Hoằng Xuyên (cũ) và xã Hoằng Khê (cũ) từ ngày 31/11/2019 theo Quyết định số 786/NQ-UBTVQH14, ngày 16 tháng 10 năm 2019 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội. 

Tổng diện tích tự nhiên: 6,03m2. Trong đó:

Dân số 1826 hộ với 6.279 0 nhân khẩu sinh sống ở 10 thôn. Số khẩu trong độ tuổi lao động có khả năng tham gia lao động là 3.152 người, trong đó lao động có việc làm trong độ tuổi 3.036 người, đạt tỷ lệ 98,0%. Đảng bộ xã có 351 đảng viên sinh hoạt ở 18 chi bộ, gồm 10 chi bộ thôn, 07 chi bộ trường học, Trạm y tế, HTX.

Hoằng Xuyên là xã có truyền thống đấu tranh cách mạng, toàn xã có một anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân, 13 bà mẹ Việt Nam anh hùng, 198 liệt sỹ trong các thời kỳ kháng chiến và bảo vệ tổ quốc, có nhiều thành tích trong chiến đấu và trong lao động sản xuất. Di tích tâm linh Chùa trắng, là nơi sinh hoạt văn hoá trung tâm của xã đang được trùng tu và tôn tạo./.

                                     PHƯƠNG THẢO – ĐÀI TT XÃ